Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc là gì? Lý giải ý nghĩa quy luật

5/5 - (4 bình chọn)

Nếu quan tâm đến phong thủy, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến ngũ hành tương sinh tương khắc. Học thuyết này ra đời vào thời kỳ Trung Hoa cổ đại và hiện tại vẫn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

ngũ hành tương sinh tương khắc
Học thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc ra đời vào thời Trung Hoa cổ đại sau thuyết Âm Dương

Sự ra đời của thuyết ngũ hành

Ngũ hành là học thuyết quan trọng trong phong thủy. Ngày nay, thuyết ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh của cuộc sống nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của quy luật. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thống nhất được thời gian thuyết ngũ hành ra đời.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định thuyết Ngũ hành xuất hiện sau thuyết Âm Dương (ra đời vào thời nhà Hạ). Nhiều giả thuyết cho rằng, thuyết ngũ hành ra đời vào giai đoạn giữa hai triều đại Hạ – Chu. Vì không có chứng cứ xác thực nên thuyết ngũ hành chỉ được xác định ra đời từ thời Trung Quốc cổ đại.

Phong thủy nói chung và ngũ hành nói riêng đã được công nhận là bộ môn khoa học tổng hợp. Những quan niệm, quy luật trong phong thủy được phát triển từ lượng kiến thức khổng lồ liên quan đến địa lý, thiên văn, lịch sử, sinh học, kinh dịch, toán học,… Đây cũng là lý do phong thủy và ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cho đến tận ngày nay.

Ngũ hành tương sinh tương khắc là gì?

Ngũ hành tương sinh tương khắc đề cập đến mối quan hệ giữa 5 yếu tố tạo nên ngũ hành là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Triết học cổ đại Trung Hoa cho rằng, vạn vật trong vũ trụ nói chung và trái đất nói riêng đều được tạo nên từ 5 yếu tố bao gồm Kim (kim loại), Mộc (thực vật), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất đai).

Dù chưa xác định được thời gian chính xác quy luật này ra đời nhưng có tài liệu ghi chép ngũ hành được áp dụng vào Kinh dịch ở thế kỷ 12 TCN vào thời nhà Chu. Rất nhanh sau đó, thuyết ngũ hành ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống con người. Đến nay, ngũ hành vẫn là học thuyết quan trọng trong phong thủy và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Ngũ hành tương sinh tương khắc luôn tồn tại song hành, không thể tách rời, phủ nhận và tác động qua lại lẫn nhau. Mối tương quan này đảm bảo sự vận hành ổn định của vũ trụ, trái đất và giúp cân bằng năng lượng của vạn vật.

Lý giải quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành tương sinh tương khắc chỉ về mối quan hệ mật thiết giữa 5 yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Trong đó, quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc được biết đều nhiều nhất. Song song đó cũng tồn tại quy luật phản sinh và phản khắc. Quy luật này ít được tìm hiểu nhưng cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.

Lý giải quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa 5 yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Từ đó biết cách ứng dụng ngũ hành vào đời sống hằng ngày để tăng vận khí và thúc đẩy sự phát triển của cuộc sống.

1. Quy luật tương sinh

Tương sinh là sự hỗ trợ, thúc đẩy để cùng nhau sinh sôi và phát triển. Quy luật này luôn song hành với quy luật tương khắc, có sự tác động qua lại tạo nên sự cân bằng của vạn vật. Ngũ hành tương sinh tương khắc được xem là nguyên lý cơ bản giúp tạo nên và duy trì sự sống của vạn vật trong vũ trụ.

Trong quy luật tương sinh sẽ bao gồm 2 yếu tố là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Tức là mỗi yếu tố ngũ hành sẽ sinh ra một yếu tố khác và lặp lại tạo thành vòng tròn ngũ hành tương sinh. Vòng tròn này thể hiện cho sự tuần hoàn vô hạn của vũ trụ và khẳng định mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời của các yếu tố ngũ hành.

Quy luật tương sinh trong ngũ hành và lý giải chi tiết:

  • Thổ sinh Kim: Thổ đại diện cho đất đai và Kim tượng trưng cho kim loại. Các nguyên tố kim loại trong đất sẽ tích tụ trong một thời gian dài tạo thành những quặng kim loại. Các kim loại này có thể là sắt, đồng, bạc hoặc có thể là vàng.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại khi bị đun nóng sẽ tạo thành dung dịch ở thể lỏng – tức là Thủy (nước).
  • Thủy sinh Mộc: Nước chính là yếu tố cần thiết để cây cối sinh sôi và phát triển.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây cối khi khô lại có thể đốt cháy thành lửa và giúp Hỏa phát triển, bùng cháy mạnh mẽ.
  • Hỏa sinh Thổ: Vạn vật khi bị đốt cháy sẽ tạo thành tro bụi và tích tụ, vun đắp thành đất đai.

Mặc dù quy luật ngũ hành ra đời từ thời Trung Hoa cổ đại nhưng những quy luật này có độ chính xác cao và khách quan. Chính vì vậy, phong thủy nói chung và ngũ hành nói riêng được công nhận là bộ môn khoa học thay vì là tín ngưỡng.

Vòng tròn thể hiện mối quan hệ ngũ hành tương sinh:

sơ đồ ngũ hành tương sinh tương khắc
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ ngũ hành tương sinh

2. Quy luật tương khắc

Trái ngược với quy luật tương sinh là ngũ hành tương khắc. Trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc và ngược lại. Tương khắc có nghĩa là sự ức chế, cản trở sự phát triển của nhau.

Tương tự như quy luật tương sinh, tương khắc sẽ bao gồm 2 phương diện là cái khắc chế nó và cái bị nó khắc chế. Quy luật này tạo ra một vòng tròn tuần hoàn vô hạn với mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa 5 yếu tố ngũ hành.

Nhiều người cho rằng, tương khắc là xấu nên cần phải triệt tiêu. Tuy nhiên, sự tồn tại song hành của quy luật tương sinh và tương khắc là nguyên lý cơ bản của cuộc sống. Bởi nếu không có sự áp chế và cản trở, vạn vật sẽ sinh trưởng một cách quá mức dẫn đến hiện tượng mất cân bằng và cuối cùng là diệt vong.

bảng ngũ hành tương sinh tương khắc
Bảng thể hiện mối quan hệ ngũ hành tương khắc giữa 5 yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

Lý giải chi tiết quy luật tương khắc trong ngũ hành:

  • Thổ khắc Thủy: Đất đai ngăn chặn sự dịch chuyển của dòng nước và khiến nước bị ứ đọng một chỗ.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa, không cho lửa bùng phát mạnh tạo thành đám cháy lớn.
  • Hỏa khắc Kim: Kim loại dù cứng nhưng sẽ bị nóng chảy khi đun ở nhiệt độ cao.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được mài thành dao, búa, rìu có thể chặt đứt cây cối.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối hút chất dinh dưỡng bên trong đất để phát triển. Về lâu dài, đất đai trở nên cằn cỗi, khô cứng.

Sự áp chế là điều cần thiết để ngăn sự phát triển thái quá của các yếu tố tạo nên ngũ hành. Quy luật này có nhiều điểm tương đồng với quy luật Âm Dương. Cho đến nay, ngũ hành tương sinh tương khắc vẫn được áp dụng rất phổ biến trong đời sống và đã được khoa học công nhận về tính khách quan, chính xác.

3. Ngũ hành phản sinh

Quan hệ ngũ hành phản sinh ít được quan tâm hơn so với quy luật tương sinh. Phản sinh là do sinh sôi và phát triển quá mức mà thành. Quy luật phản sinh cho thấy mối nguy hại nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc.

Giải thích quy luật phản sinh trong thuyết ngũ hành:

  • Thổ sinh Kim nhưng nếu quá nhiều Thổ sẽ khiến cho kim loại bì chôn vùi sâu ở bên trong.
  • Kim sinh Thủy nhưng nếu quá nhiều kim loại sẽ khiến nước cho đục, ô nhiễm.
  • Thủy sinh Mộc nhưng cung cấp quá nhiều nước sẽ khiến cho cây cối bị ngập úng, chậm phát triển và thậm chí là bị cuốn trôi.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng nếu quá nhiều cây cối sẽ dễ xảy ra đám cháy dẫn đến thảm họa.
  • Hỏa sinh Thổ nhưng nếu quá lửa cũng có thể khiến Thổ bị thiêu cháy thành than, trở nên khô cứng và cằn cỗi.

Quy luật phản sinh cho thấy mặt tối của ngũ hành tương sinh. Chính vì vậy khi ứng dụng thuyết ngũ hành, bạn cần chú ý yếu tố này để tránh ảnh hưởng đến vận khí. Cũng như quy luật Âm Dương, khi Âm hoặc Dương phát triển đến cực độ sẽ chuyển thành đối cực. Vì vậy, tốt nhất là nên giữ sự cân bằng giữa các yếu tố để đảm bảo sự phát triển hài hòa của vạn vật trên Trái Đất.

4. Ngũ hành phản khắc

Tương tự như ngũ hành phản sinh, phản khắc cho thấy tác hại nếu tương khắc và áp chế quá mức. Phản khắc khiến cho các yếu tố trong ngũ hành bị triệt tiêu, thậm chí là biến mất hoàn toàn. Điều này gây mất cân bằng và phá vỡ sự ổn định của vạn vật.

Lý giải quy luật phản khắc trong mối quan hệ ngũ hành:

  • Thổ khắc Thủy nhưng nếu Thủy quá mạnh sẽ khiến cho đất đai bị sạt lở, cuốn trôi.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng nếu đám cháy quá lớn, nước sẽ bị bay hơi.
  • Hỏa khắc Kim nhưng kim loại quá nhiều, quá cứng sẽ khiến đám cháy bị dập tắt.
  • Kim khắc Mộc nhưng khi cây cối nhiều, thân gỗ cứng có thể khiến dao, rìu bị gãy và cong vênh.
  • Mộc khắc Thổ nhưng trong trường hợp có quá nhiều đất sẽ chèn ép hạt mầm khiến cây cối không thể phát triển.

Quy luật phản khắc cho thấy các yếu tố trong ngũ hành không chỉ có mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ đa chiều. Mối quan hệ này tồn tại song hành, xen kẽ tạo nên một tổng thể hài hòa và cân đối.

Ứng dụng của ngũ hành tương sinh tương khắc

Ra đời vào thời Trung Hoa cổ đại nhưng những quan niệm trong phong thủy hiện vẫn được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt là quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc. Học thuyết ngũ hành được phát triển dựa trên cơ sở khoa học nên không bị lỗi thời và lạc hậu. Nếu biết cách ứng dụng, thuyết ngũ hành sẽ giúp con người cải thiện cuộc sống thông qua việc tăng vận khí một cách tự nhiên.

Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của ngũ hành tương sinh tương khắc:

1. Nghệ thuật và kiến trúc

Kiến trúc là lĩnh vực bị chi phối nhiều bởi học thuyết ngũ hành. Theo triết học cổ đại Trung Hoa, có thể điều chỉnh năng lượng bằng cách xây dựng các công trình kiến thức theo phong thủy bao gồm phương hướng, cấu trúc, bố cục và màu sắc.

Các công trình kiến trúc được xây dựng theo ngũ hành tương sinh tương khắc sẽ có màu sắc tương sinh, tương hợp với gia chủ. Điều này sẽ giúp tăng vận khí, chiêu tài lộc và mang đến may mắn cho cả gia đình.

quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc được ứng dụng khi xây dựng nhà cửa và bố trí nội thất

Màu sắc trong phong thủy đều có ý nghĩa riêng. Trong đó, màu đỏ và màu vàng được xem là những màu sắc may mắn, đại diện cho uy quyền, cuộc sống vương giả, thịnh vượng và phồn vinh. Đây cũng là lý do đa phần các công trình kiến trúc từ xa xưa đều có những màu sắc nổi bật này.

Ngày nay, việc xây dựng nhà ở hay các công trình kiến trúc lớn đều dựa trên quy luật ngũ hành và các học thuyết khác trong phong thủy. Các công trình này đảm bảo sự luân chuyển thuận lợi của các dòng năng lượng, tránh cản trở vận khí đến với chủ nhân.

2. Ứng dụng trong y học

Y học cổ truyền Trung Hoa được phát triển dựa trên quy luật ngũ hành và âm dương. Người ta ứng dụng các học thuyết này vào việc chẩn đoán, điều trị bệnh, tìm tính năng, tác dụng của thuốc và bào chế dược liệu.

Các bộ phận trong cơ thể sẽ tương ứng với 1 trong 5 yếu tố là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Thông qua các triệu chứng lâm sàng, có thể xác định được cơ quan bị tổn thương và tìm phương pháp điều trị phù hợp. Chẳng hạn như người bị nhiễm phong hàn sẽ phải dùng các loại thuốc có tính ấm, công năng trừ hàn, hóa phong để cải thiện bệnh.

quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc là học thuyết cơ bản của y học cổ truyền Trung Hoa

Học thuyết âm dương, ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Hoa. Dựa vào học thuyết này, Đông y xem nguyên tắc chính trong điều trị bệnh là đảm bảo sự cân bằng của các ngũ tạng. Có như vậy, sức khỏe mới ổn định và các chức năng có thể hoạt động tốt, thuận lợi hỗ trợ và nâng đỡ nhau.

3. Ứng dụng trong ẩm thực

Học thuyết ngũ hành là nền tảng căn bản trong ẩm thực Trung Hoa. Các món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc đều đảm bảo sự cân bằng giữa 5 yếu tố ngũ hành với mục đích hài hòa về hương vị và chất dinh dưỡng. Với những loại thực phẩm thiên về tính hàn sẽ được điều chỉnh bằng cách chế biến với các loại gia vị có tính ấm, chống dị ứng như sả, gừng, quế và ngược lại.

quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Học thuyết ngũ hành còn được ứng dụng trong ẩm thực Trung Hoa

Sự hài hòa trong các món ăn tạo nên hương vị thơm ngon, màu sắc cân đối và hấp dẫn. Hơn nữa, ứng dụng thuyết ngũ hành trong ẩm thực còn đảm bảo dinh dưỡng trong cơ thể và hạn chế tình trạng rối loạn ngũ tạng. Ẩm thực Trung Hoa đề cao sự hài hòa giữa 5 yếu tố ngũ hành để tạo nên hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, không bất ngờ khi Trung Hoa là một trong những nền ẩm thực lớn nhất thế giới.

4. Lựa chọn vật phẩm phong thủy hợp mệnh

Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc là nguyên tắc được áp dụng để lựa chọn vật phẩm phong thủy hợp tuổi. Vật phẩm phong thủy được sử dụng để tăng năng lượng tích cực cho chủ nhân, từ đó giúp thu hút vượng khí, tài lộc và may mắn. Đồng thời có thể xua đuổi tà khí và tránh những điều xui rủi trong cuộc sống.

quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc là nguyên tắc chính khi chọn vật phẩm phong thủy

Khi chọn vật phẩm phong thủy, đa phần mọi người đều dựa vào thuyết ngũ hành. Dựa trên nguyên tắc tương sinh, tương khắc, bạn có thể lựa chọn vật phẩm hợp với bản mệnh nhằm tăng vận khí và may mắn. Thuyết ngũ hành cũng sẽ giúp bạn tránh những vật phẩm phong thủy khắc mệnh có thể cản trở tài lộc và sự thăng tiến trong công việc.

Ngoài những khía cạnh trên, ngũ hành tương sinh tương khắc còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự trường tồn của học thuyết này cho thấy vai trò và ý nghĩa to lớn của thuyết ngũ hành đối với đời sống của con người.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin Khuyến Mãi