Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ Là Gì? Cách Tính Mệnh Theo Năm Sinh

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là 5 yếu tố chính tạo nên vạn vật trong vũ trụ. Mỗi người khi sinh ra sẽ tương ứng với một cung mệnh và cách tính sẽ dựa vào tuổi Thiên Can Địa Chi. Xác định được cung mệnh chính là cơ sở để ứng dụng ngũ hành vào đời sống.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là 5 yếu tố chính tạo nên vạn vật trong vũ trụ

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì?

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là năm yếu tố chính trong ngũ hành. Trong quan niệm phong thủy, vạn vật trên vũ trụ đều được tạo thành từ 5 yếu tố này. Sự chuyển hóa qua lại giữa Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tạo ra vạn vật với hình dáng và đặc tính hoàn toàn khác nhau.

Phong thủy là bộ môn khoa học đầu tiên của loài người xuất hiện từ thời kỳ sơ khai. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra thời điểm chính xác mà bộ môn này ra đời. Tuy nhiên với những bằng chứng đã tìm thấy, có thể khẳng định thuật phong thủy hình thành cùng lúc với sự ra đời của loài người. Lúc này, con người chưa có ngôn ngữ nên không thể ghi chép lại nhưng ở trạng thái nguyên thủy, loài người đã chú ý đến những yếu tố tự nhiên để tìm ra nơi cư trú, chống lại thú dữ, tìm kiếm thức ăn,…

Đến thời nhà Chu ở thế kỷ 12 TCN, ngũ hành chính thức được ứng dụng vào Kinh Dịch (bộ sách kinh điển đề cập đến hệ tư tưởng Đạo giáo). Có thể nói, những quan niệm phong thủy trong cuốn sách này không chỉ chi phối quan niệm của người Trung Hoa mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến những quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Đến nay, ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ đã được công nhận trên cơ sở khoa học và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, y học cổ truyền, mua xe cộ, xem tuổi kết hôn,… Hiện tại, quan hệ giữa các yếu tố trong ngũ hành vẫn đang được nghiên cứu và mở rộng phạm vi trong tâm linh, vũ trụ.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa 5 yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

Trong thuyết ngũ hành, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh và phản khắc với nhau. Năm yếu tố đều có vai trò ngang bằng nhau và tồn tại song hành, tác động qua lại và không tách rời.

Mối liên hệ chặt chẽ của ngũ hành chính là yếu tố cốt lõi để duy trì sự cân bằng của vũ trụ. Ngày nay, ngũ hành được vận dụng trong nhiều khía cạnh để thu hút năng lượng tích cực và chế khắc nguồn năng lượng xấu. Hiểu được mối quan hệ giữa 5 năm yếu tố này chính là nền tảng để ứng dụng ngũ hành vào đời sống giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

1. Mối quan hệ tương sinh

Mối quan hệ tương sinh được hiểu là cùng hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển. Cả năm yếu tố trong ngũ hành đều có mối quan hệ tương sinh với nhau. Mối quan hệ này được chia thành 2 yếu tố chính là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Dù được hình thành từ thời xa xưa nhưng đến nay, mối quan hệ tương sinh của thuyết ngũ hành hoàn toàn phù hợp với cơ sở khoa học.

Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là gì
Năm yếu tố trong ngũ hành có mối quan hệ tương sinh với nhau

Nguyên lý của quy luật tương sinh trong ngũ hành:

  • Kim sinh Thủy: Kim (kim loại) khi nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành dung dịch/ nước (Thủy).
  • Thủy sinh Mộc: Nước là yếu tố cần thiết để nuôi sống và giúp cây phát triển.
  • Mộc sinh Hỏa: Cây cối khi già và khô đi sẽ sinh ra lửa (Hỏa), đồng thời Mộc cũng là nguyên liệu đốt giúp Hỏa phát triển mạnh mẽ hơn.
  • Hỏa sinh Thổ: Khi lửa đốt cháy mọi thứ sẽ tạo thành tro bụi, dần dần tích lũy tạo thành đất (Thổ).
  • Thổ sinh Kim: Trong đất có các nguyên tố, theo thời gian các nguyên tố này tích tụ lại tạo thành kim loại.

Có thể thấy, năm yếu tố trong ngũ hành đều có mối quan hệ tương sinh với nhau. Yếu tố này sinh ra yếu tố khác, sau đó sinh ra thêm yếu tố mới, cứ vậy nói tiếp tạo thành một vòng tròn khép kín.

2. Quan hệ phản sinh trong ngũ hành

Trong thuyết ngũ hành, các yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ có mối quan hệ tương sinh – tương khắc để duy trì sự cân bằng cho vạn vật. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sẽ dẫn đến sự bất ổn do phát triển cực độ. Đây chính là quy luật phản sinh trong ngũ hành.

Nguyên lý của quy luật phản sinh trong ngũ hành:

  • Kim sinh ra Thủy nhưng nếu quá nhiều kim loại, nước sẽ bị nhiễm bẩn.
  • Thủy sinh Mộc nhưng nếu quá nhiều nước sẽ khiến cho rễ cây bị úng, thậm chí cây bị cuốn trôi và hư hại.
  • Mộc sinh Hỏa nhưng trong trường hợp quá nhiều cây khô sẽ dẫn đến hỏa hoạn, cháy rừng.
  • Hỏa sinh Thổ nhưng nếu không khắc chế hỏa, mọi thứ sẽ bị cháy thành than và mất hoàn toàn dưỡng chất tự nhiên trong đất.
  • Thổ sinh ra Kim nhưng nếu Thổ quá nhiều sẽ vùi lấp Kim ở sâu bên dưới.

Quy luật phản kim cho thấy vạn vật trên trái đất cần phải được khắc chế để duy trì sự cân bằng. Đây là lý do vì sao tương sinh – tương khắc luôn song hành, không thể tách rời.

3. Mối quan hệ tương khắc

Ngược lại với tương sinh, tương khắc là mối quan hệ áp chế để ngăn chặn sự phát triển lẫn nhau. Về mặt tích cực, tương khắc giúp duy trì vạn vật ở trạng thái cân bằng, tránh chuyển sang mối quan hệ phản sinh. Tuy nhiên nếu tương khắc quá mức, vạn vật sẽ bị suy vong và hủy diệt. Chính vì vậy, song song với mối quan hệ tương khắc là mối quan hệ tương sinh để vạn vật luôn được sinh sôi, phát triển.

Nguyên lý của mối quan hệ tương khắc trong phong thủy:

  • Kim khắc Mộc: Những vật làm từ kim loại như búa rìu, dao, kéo,… có thể chặt đứt cây.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối hút hết chất dinh dưỡng trong đất để phát triển và sinh sôi.
  • Thổ khắc Thủy: Đất đai chặn dòng nước chảy.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước dập được lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Nhiệt độ cao từ ngọn lửa sẽ làm nóng chảy kim loại.

Nhiều người luôn cho rằng, tương khắc là mối quan hệ tiêu cực, mang lại tác hại và xui rủi. Tuy nhiên, tương khắc song hành cùng với tương sinh chính là yếu tố cốt lõi giúp vạn vật duy trì ở trạng thái cân bằng.

4. Mối quan hệ phản khắc

Tương tự như phản sinh, phản khắc xảy ra khi mối quan hệ tương khắc diễn ra một cách thái quá khiến cho vạn vật suy vong, không thể nảy nở và phát triển. Ngoài ra, đôi khi sức mạnh của yếu tố bị khắc chế quá lớn khiến cho bản thân yếu tố có khả năng chế khắc bị tổn thương.

Quy luật của mối quan hệ phản khắc trong phong thủy:

  • Kim khắc Mộc nhưng nếu mộc quá cứng chắc, kim có thể bị biến dạng và gãy.
  • Mộc khắc Thổ nhưng nếu đất đai khô cứng, khắc nghiệt, cây cối cũng khó lòng phát triển, dễ suy kiệt và có thể không sống sót được.
  • Thổ khắc Thủy nhưng nếu dòng nước mạnh và dồi dào, đất đai sẽ bị cuốn trôi, sạt lở, nhiễm mặn và xói mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng nếu lửa lớn và lan rộng, thủy không dập được hỏa, ngược lại còn bị bốc hơi và tan biến.
  • Hỏa khắc Kim nhưng nếu kim nhiều, cứng chắc, hỏa có thể sẽ tàn mà không nung chảy được kim loại.

Mối quan hệ phản khắc cho thấy, 5 yếu tố trong ngũ hành luôn luân chuyển và biến đổi. Vì vậy, không thể cứng nhắc trong việc phân định tốt – xấu mà tất cả các mối quan hệ đều có vai trò nhất định trong việc duy trì sự cân bằng của vũ trụ.

Cách tính mệnh ngũ hành theo năm sinh

Mỗi người sẽ có cung mệnh khác nhau được quy định bởi năm sinh. Cung mệnh là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tính cách, thế mạnh – hạn chế, tính thời điểm dựng vợ gả chồng,… Chính vì vậy, việc xác định đúng cung mệnh là vấn đề được nhiều người quan tâm.

cách tính mệnh ngũ hành
Cung mệnh trong ngũ hành được xác định bằng tuổi Thiên Can Địa Chi

Trước khi xác định cung mệnh trong ngũ hành, bạn cần phải xác định được Thiên Can Địa Chi (12 con giáp). Cụ thể:

  • Thiên Can: Gồm có 10 can Canh, Tân, Nhâm, Qúy, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ.
  • Địa Chi: Gồm tất cả 12 chi (tương ứng với 12 con giáp) bao gồm Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Để tính tuổi theo Thiên Can Địa Chi, cần dựa vào bảng quy ước sau:

Hàng Can:

  • Canh: 0
  • Tân: 1
  • Nhâm: 2
  • Quý: 3
  • Giáp: 4
  • Ất: 5
  • Bính: 6
  • Đinh: 7
  • Mậu: 8
  • Kỷ: 9

Hàng Chi:

  • Tý: 0
  • Sửu: 1
  • Dần: 2
  • Mão: 3
  • Thìn: 4
  • Tỵ: 5
  • Ngọ: 6
  • Mùi: 7
  • Thân: 8
  • Dậu: 9
  • Tuất: 10
  • Hợi: 11

Lấy số cuối của năm sinh để tính hàng Can. Sau đó, lấy hai số cuối của năm sinh chia cho 12 sẽ ra được số dư. Lấy số dư đối chiếu với hàng Chi sẽ tính được tuổi theo Thiên Can Địa Chi.

Ví dụ:

Chẳng hạn như bạn sinh năm 1996, số cuối năm sinh là số 6 tương ứng với can “Bính”. Lấy 96 chia cho 12 bằng 8, hoàn toàn không có số dư (tức là số dư bằng 0). Đối chiếu với bảng sẽ được Chi “Tý”. Vậy người sinh năm 1996 sẽ có tuổi Thiên Can Địa Chi là Bính Tý.

Sau khi tính được tuổi Can Chi, tiếp tục tính để xác định được cung mệnh. Để dễ dàng thực hiện phép tính, cần tham khảo bảng quy ước giá trị tuổi Can Chi:

Hàng Can:

  • Giáp, Ất: 1
  • Đinh, Bính: 2
  • Kỷ, Mậu: 3
  • Canh, Tân: 4
  • Nhâm, Qúy: 5

Hàng Chi:

  • Tý, Sửu, Ngọ, Mùi: 0
  • Dần, Mẹo, Thân, Dậu: 1
  • Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi: 2

Sau khi tham khảo bảng quy ước, đổi tuổi Thiên Can Địa Chi thành số. Sau đó, đem chia cho 5 sẽ ra số dư. Dùng số dư soi chiếu với bảng giá trị ngũ hành sau:

  • Kim: 1
  • Thủy: 2
  • Hỏa: 3
  • Thổ: 4
  • Mộc: 5

Ví dụ: Bạn sinh năm 1996 (Bính Tý), tức là sẽ có hàng Can “Bính” tương ứng với số 2 và hàng Chi “Tý” tương ứng với số 0. Lấy (2+0)/ 5 bằng 0 dư 2. Soi chiếu với bảng quy ước, số 2 tương ứng với mệnh Thủy, tức là người có tuổi Can Chi “Bính Tý” sẽ mang mệnh Thủy.

Bảng mệnh ngũ hành theo năm sinh

Nhìn chung, cách tính mệnh ngũ hành theo tuổi không quá phức tạp nhưng tương đối nhiều bước. Ngoài cách tính thủ công, bạn chỉ cần xác định tuổi Can Chi, sau đó soi chiếu với bảng dưới đây để xác định cung mệnh.

cách tính mệnh ngũ hành
Bảng mệnh ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ theo năm sinh

 

Trên đây là thông tin về Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ và cách tính cung mệnh ngũ hành theo tuổi. Nắm bắt quy luật ngũ hành sẽ giúp cho bạn dễ dàng mua xe cộ, đồ đạc, chọn hướng nhà, thiết kế nhà cửa,… phù hợp với tuổi và cung mệnh. Qua đó gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống và hạn chế những điều xui rủi, không may.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký nhận thông tin Khuyến Mãi